Phần lớn cha mẹ thường băn khoăn không hiểu vì sao trẻ đổ mồ hôi đầu nhiều. Họ lo lắng tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Và điều này có thực sự nguy hiểm hay chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường? Câu trả lời nằm ngay sau đây, mời các bạn theo dõi.

Nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi đầu nhiều

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đổ mồ hôi đầu
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đổ mồ hôi đầu

Khi trẻ vận động nhiều hoặc thời tiết nóng bức thì đổ mồ hôi đầu chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường. Điều này giúp duy trì thân nhiệt ổn định cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu mồ hôi đổ quá nhiều không do các nguyên nhân trên lại có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm như:

– Hệ thần kinh thực vật chưa phát triển toàn diện:

Hệ thần kinh thực vật đảm nhiệm vai trò điều hòa hoạt động của các tuyến tiết, trong đó có tuyến mồ hôi. Ở trẻ nhỏ, hệ thần kinh thực vật chưa phát triển toàn diện. Trẻ dễ bị nhạy cảm với các kích thích từ bên ngoài hơn so với người lớn. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây tình trạng này ở trẻ.

– Thiếu dinh dưỡng:

Thiếu vitamin D, canxi, magie có thể khiến trẻ bị đổ mồ hôi đầu nhiều. Trẻ có thể kèm theo biếng ăn, quấy khóc, đêm nằm trằn trọc khó ngủ…

– Các bệnh lý khác:

Đổ mồ hôi đầu nhiều có thể là biểu hiện sớm của một số bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Trẻ dễ gặp bệnh cường giáp, bệnh tim mạch, nhiễm trùng đường hô hấp,…

Tác hại của đổ mồ hôi đầu ở trẻ nhỏ

Không nên chủ quan khi thấy trẻ bị đổ mồ hôi đầu nhiều
Không nên chủ quan khi thấy trẻ bị đổ mồ hôi đầu nhiều

Đừng chủ quan khi thấy trẻ bị đổ mồ hôi đầu quá nhiều. Nếu tình trạng này tiếp diễn kéo dài có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng như:

– Nhiễm lạnh: Nếu để lâu, mồ hôi sẽ rất dễ bị thấm ngược vào trong. Khi gặp gió lùa gây nhiễm lạnh, trẻ dễ mắc phải các vấn đề về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi…

– Rối loạn điện giải, mất nước: Đổ mồ hôi nhiều kéo theo mất nước và điện giải sẽ khiến trẻ mệt mỏi, khô da, chuột rút chân tay, hoa mắt, chóng mặt… Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

– Vấn đề về da: Mồ hôi kết hợp với vi khuẩn và bụi bẩn trong không khí là nguyên nhân gây các bệnh về da liễu như nấm đầu, chốc lở, mụn nhọt, viêm da…

Phải làm sai khi trẻ bị đổ mồ hôi đầu?

Trẻ nhỏ là đối tượng khá nhạy cảm. Việc điều trị chủ yếu nên điều chỉnh lối sống để đảm bảo an toàn. Dưới đây là một số lưu ý cho cha mẹ để giảm bớt mồ hôi đầu ở trẻ:

– Tạo không gian thoáng mát cho trẻ

Cha mẹ nên bố trí phòng ốc thoáng mát, dùng thêm quạt và điều hòa trong những ngày thời tiết nóng bức. Khi trẻ ngủ nên hạn chế đắp chăn quá dày,hân nhiệt của trẻ thường cao hơn người lớn.

– Trang phục thoáng mát

Cho trẻ mặc quần áo thấm hút mồ hôi tốt
Cho trẻ mặc quần áo thấm hút mồ hôi tốt

Trẻ nên mặc lựa chọn trang phục làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi tốt như bông, lanh, len, lụa…

– Ăn uống khoa học

Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu vitamin D, canxi cho trẻ. Bổ sung sữa, trứng, hải sản, lòng đỏ trứng, nấm, cá trích, cá hồi…

– Đảm bảo vệ sinh da, tránh nhiễm lạnh

Cho trẻ tắm gội hằng ngày với dầu gội, xà phòng kháng khuẩn; luôn chuẩn bị khăn bông sạch lau khô mồ hôi cho trẻ để tránh bị nhiễm lạnh.

Qua chương trình này, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi đầu nhiều và những hướng khắc phục mồ hôi (nguồn: wikipedia) đơn giản, hiệu quả và an toàn. Nếu bạn cần được tư vấn thêm, vui lòng để lại bình luận trực tiếp dưới đây, Kênh Sức Khỏe sẽ lập tức giải đáp. Còn bây giờ xin kính chào và hẹn gặp lại!

Topics #KenhSucKhoe #mohoi #mohoidau