Đổ mồ thực chất là cơ chế tự hạ nhiệt và làm mát của cơ thể. Vì vậy mà nhiều người quan niệm bị đổ mồ hôi càng nhiều khi bị sốt là càng tốt, và bệnh giảm càng nhanh. Thậm chí còn cố tình mặc quần áo, đắp chăn dày hơn để mồ hôi tiết ra ngày càng nhiều. Thực chất cách làm này có hiệu quả không? Và đổ mồ hôi khi sốt là tốt hay xấu? Mời các bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây của Kênh Sức Khỏe.

Đổ mồ hôi khi sốt

"<yoastmark

Sốt là một phảnứng của hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây sốt. Khi cơ thể tăng nhiệt độ, cơ thể sẽ nhận thấy có mối đe dọa và sinh ra phản ứng. Ví dụ, nếu bị nhiễm virus, sự gia tăng nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến sự nhân lên hoặc giảm đi của vi rút. Do đó số lượng vi rút sẽ sớm giảm đi. Đây là lý do tại sao mặc dù người bị nhiễm virus dù chưa kịp điều trị nhưng chúng vẫn có thể giảm đi số lượng đáng kể.

Sốt là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề. Mặc dù nó là một phản ứng bình thường, nhưng không được coi thường. Sốt cao có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Vì enzyme và các chất cần thiết khác trong cơ thể sẽ bị biến đổi nếu gặp nhiệt độ cao. Do đó, điều quan trọng là phải hạ sốt. Cơ thể chúng ta cũng có cơ chế riêng để kiểm soát tình trạng tăng thân nhiệt. Điều này thông qua việc bài tiết mồ hôi. Đây chính là lý do tại sao sốt và đổ mồ hôi thường đi đôi với nhau.

Một người được coi là sốt khi thân nhiệt lớn hơn hoặc bằng 38°C. Ở nhiệt độ 39°C trở lên thì gọi là sốt cao. Trẻ em được coi là sốt khi thân nhiệt trên 38°C khi đo ở trực tràng và trên 37°C khi đo ở miệng và nách.

Nguyên nhân khiến bạn bị sốt đổ mồ hôi

"Nguyên

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị sốt đổ mồ hôi. Sau đây là một số lý do phổ biến nhất nhiều người gặp phải:

– Nhiễm trùng. Nhiễm trùng này có thể do virus, vi khuẩn, nấm hoặc các mầm bệnh khác. Hệ miễn dịch sẽ cố gắng loại bỏ những mầm bệnh này với phản ứng là tăng nhiệt độ cơ thể.

– Dị ứng với thức ăn, thuốc, chất gây dị ứng. Tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng khiến cơ thể đổ mồ hôi và kèm theo tăng nhiệt độ.

– Ăn phải chất độc hoặc hóa chất.

– Cơ thể có khối u.

– Bệnh lý viêm. Ví dụ như bệnh viêm khớp dạng thấp.

– Kiệt sức do nhiệt độ quá cao hoặc say nắng.

Sốt đổ mồ hôi có tốt?

Đổ mồ hôi liệu có tốt?
Đổ mồ hôi liệu có tốt?

Thực chất, không có bằng chứng nào cho thấy việc đổ mồ hôi sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi bị sốt. Nhưng nhiều người cho thấy ra mồ hôi khiến họ thấy đỡ mệt mỏi hơn khi bị sốt.

Tuy nhiên, người bệnh khi bị số đổ mồ hôi tuyệt đối không nên mặc thêm nhiều lớp quần áo, đắp chăn dày hơn. Việc chủ động khiến bản thân đổ mồ hôi nhiều hơn sẽ không giải quyết được nguyên nhân tiềm ẩn. Điều này khiến cho không khí không có cơ hội lưu thông và bay hơi, mồ hôi bị giữ lại trên da quá lâu còn có thể khiến người bệnh bị cảm lạnh. Nếu bạn cố gắng đổ mồ hôi nhiều hơn thì sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ tiềm ẩn như:

Sốt cao hơn: Nếu bạn đã sốt cao, việc đổ mồ hôi có thể làm tăng nhiệt độ của bạn. Bạn sẽ mất nhiệt qua da, vì vậy tốt hơn hết là bạn không nên dùng chăn và cởi bớt quần áo thừa sau khi qua cơn sốt lạnh.

Mất nước: Ngay cả khi bạn chỉ nằm trên giường, đổ mồ hôi do sốt có thể làm bạn mất nước. Đó là lý do tại sao lời khuyên tiêu chuẩn khi bị sốt là uống nhiều nước. Tìm cách để đổ mồ hôi nhiều hơn có thể làm tăng nguy cơ mất nước.

Kiệt sức: Chống lại nhiễm trùng và nhiệt độ cơ thể cao đã khiến bạn mất rất nhiều năng lượng. Do đó tập thể dục để tăng tiết mồ hôi càng khiến bạn cảm thấy yếu hơn.

Nên làm gì khi bị sốt đổ mồ hôi?

Uống đủ nước khi bị đổ mồ hôi
Uống đủ nước khi bị đổ mồ hôi

Uống thật nhiều nước: Sốt có thể khiến bạn bị mất nước. Vì vậy, việc bổ sung nước rất quan trọng dù là bất kể loại nước nào mà bệnh nhân muốn uống (nước lọc, nước ép hoa quả, nước rau luộc…)

Nghỉ ngơi thư giãn giúp cơ thể hạ nhiệt: Nếu cần thiết phải dùng điều hòa nên để ở chế độ khoảng 25 độ C để căn phòng luôn mát mẻ, nên chuẩn bị sẵn chăn mỏng bên cạnh để đắp ấm khi cần.

Lau nước ấm: Dùng khăn thấm nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ hiện tại khoảng 2 độ C để lau người. Không nên tắm khi bị sốt.

Các bạn thân mến, sốt và đổ mồ hôi có xu hướng xảy ra song hành với nhau. Tuy nhiên, việc cố khiến bản thân đổ mồ hôi nhiều hơn khi bị sốt sẽ không giúp hết sốt nhanh hơn mà còn khiến bản thân bị tác dụng ngược. Do đó, điều quan trọng là phải nhận thức rõ bản chất của bệnh, và nên tiếp nước và nghỉ ngơi lại sức, tránh đổ mồ hôi nhiều hơn nhé!