Việc cởi giày vào cuối ngày dài là một cảm giác tuyệt vời. Nhưng nếu bạn có mùi hôi chân thì đó lại là một sự tra tấn. Bạn tự hỏi hôi chân có phải là dấu hiệu của căn bệnh nào đó? Đọc ngay bài viết của Kênh Sức Khỏe dưới đây.
Mùi hôi chân là một vấn đề phổ biến, vì bàn chân đổ mồ hôi nhiều hơn các bộ phận khác của cơ thể. Mồ hôi khi kết hợp với vi khuẩn sẽ tạo ra mùi khó chịu lưu lại trong giày và trên chân của bạn. Mùi hôi là nỗi xấu hổ và khó chịu của nhiều người khi bị hôi chân. Bàn chân có mùi có thể khiến bạn tự hỏi điều gì gây ra nó và liệu đó có phải là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hay không.
Nội dung chính
Tại sao bạn có mùi hôi chân?

Bàn chân của bạn có khoảng 250.000 tuyến mồ hôi. Đó là vị trí có nhiều tuyến mồ hôi hơn bất kỳ vùng nào khác trên cơ thể. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi bàn chân đổ mồ hôi nhiều.
Khi chân đổ mồ hôi, da sẽ bị ướt và tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xuất hiện. Đi giày và tất lại càng khiến mùi hôi trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân là bởi vi khuẩn tích tụ trong giày, tất và trên da của bạn. Vi khuẩn sinh sôi, ăn các tế bào da chết và dầu trên bàn chân. Khi vi khuẩn phân hủy, nó sẽ tiết ra mùi hôi. Có tới 15% người có bàn chân rất nặng mùi, do loại vi khuẩn phát triển (Kyetococcus sedentarius).
Bàn chân có mùi cũng có thể do nấm da, nấm phát triển trên da của bạn và sẽ gây nên bệnh nấm da chân, cũng khiến mùi hôi chân trở nên khủng khiếp.
Mùi hôi chân có phải dấu hiệu về sức khỏe?

Trong thuật ngữ y tế quốc tế, mùi hôi chân là Bromodosis. Mắc phải điều này không có nghĩa là bạn sẽ bị các vấn đề về sức khỏe.
Tuy nhiên, đổ mồ hôi nhiều và có mùi hôi chân vào bất kỳ mùa nào trong năm, có thể đó là dấu hiệu của chứng tăng tiết mồ hôi – hyperhidrosis. Đây là một bệnh phổ biến khiến bạn đổ mồ hôi quá nhiều ngay cả khi trời không quá nóng. Nó có thể gây ra mồ hôi chân, mồ hôi tay, cơ thể. Đặc biệt là mùi hôi còn gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bạn.
Nhiều người nghĩ rằng hôi chân có liên quan đến bệnh tiểu đường. Mặc dù bàn chân có mùi hôi không phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nhưng những người mắc bệnh tiểu đường cần phải đặc biệt chú ý đến bàn chân của họ.
Bệnh tiểu đường có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại biên và bệnh động mạch ngoại vi, và bàn chân có thể bị tổn thương mà bạn không biết. Mùi hôi nồng nặc có thể là dấu hiệu của vết thương hoặc vết loét, cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Làm gì khi có mùi hôi ở chân?

- Ngăn chặn mùi hôi không mong muốn bắt đầu bằng việc giữ gìn vệ sinh tốt. Rửa chân bằng xà phòng nhẹ và nước ấm ít nhất một lần một ngày. Lau khô chúng thật kỹ và đảm bảo loại bỏ hết độ ẩm giữa các ngón chân. Giữ móng chân ngắn và sạch sẽ.
- Đôi giày và tất bạn mang cũng có thể tạo ra sự khác biệt khi bạn chống lại mùi hôi này. Mang tất sạch và thấm ẩm mỗi ngày. Mang cùng một đôi giày mỗi ngày có thể không đủ thời gian để chúng khô, vì vậy hãy cân nhắc đi hai đôi giày và luân phiên chúng.
- Sử dụng máy trị mồ hôi Liplop. Chiếc máy này ứng dụng phương pháp điện di ion, có tác dụng ngăn cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi ở chân. Đây là cách mà nhiều bệnh viện trong nước cũng như nước ngoài. Sản phẩm đã ứng dụng thành công trên hàng nghìn người bị bệnh tăng tiết mồ hôi chân. Tham khảo bài viết: MÁY ĐIỆN DI ION LIPLOP TRỊ MỒ HÔI TAY CHÂN
Đây có thực sự là ác mộng khủng khiếp của bạn? Đừng để điều này cản trở bạn vui vẻ, hạnh phúc, giao lưu với bạn bè và được đi tới nhiều nơi trên thế giới. Hãy thử ngay những cách mà Kênh Sức Khỏe vừa chỉ cho bạn. Nó thực sự rất hữu ích. Trân trọng!
Topics #mồ hôi chân #mùi hôi chân