Các bạn thân mến, trẻ đổ mồ hôi trộm khi thời tiết nóng hay khi nô đùa là chuyện bình thường. Nhưng cũng có những trường hợp trẻ đổ mồ hôi do nhiều nguyên nhân khác. Có thể đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị bệnh. Đừng rời mắt khỏi màn hình vì các mẹ có thể tự phân biệt dễ dàng con mình đổ mồ hôi nhiều do sinh lý hay bệnh lý.

Mồ hôi trộm: Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi trộm?

Bình thường khi trẻ nhỏ nô đùa, mồ hôi tiết ra giúp điều hòa nhiệt thân nhiệt. Vì vậy việc đổ mồ hôi hơi nhiều vẫn được coi là triệu chứng bình thường. Tuy nhiên, trẻ bỗng ra mồ hôi trộm khi ngủ và không có dấu hiệu thuyên giảm thì lúc này các bà mẹ cần lưu ý. Việc đổ mồ hôi lúc này có thể là dấu hiệu của bệnh lý.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do thiếu vitamin D trong giai đoạn sơ sinh. Nếu trẻ hay quấy khóc, giật mình, ngủ không yên giấc thì đây chính là triệu chứng của bệnh. Cha mẹ có thể lưu ý khi thời tiết lạnh, bé ra mồ hôi ở trán ít hay nhiều, có ra mồ hôi khi ngủ không,…

Mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý: Cách phân biệt

Mồ hôi trộm sinh lý

Mồ hôi trộm sinh lý hình thành do sự trao đổi chất ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Chúng diễn ra mạnh hơn người lớn rất nhiều, đặc biệt khi trẻ đùa nghịch, mồ hôi sẽ tiết ra giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể của trẻ. Thông thường, mồ hôi ở cổ, đầu hoạt động mạnh hơn hẳn các vùng khác. Sau 30 phút từ lúc bé ngủ, tuyến mồ hôi bắt đầu hoạt động và diễn ra tiếp sau đó trong khoảng 1 giờ.

Tuyến mồ hôi cũng hoạt động mạnh hơn khi trong giấc ngủ khi bé gặp điều sợ hãi. Vì vậy trong khoảng thời gian đầu các mẹ nhớ để ý con, hạn chế việc bé quá lo lắng, sợ hãi trước khi ngủ. Bên cạnh đó, thân nhiệt trẻ nhỏ thường lớn hơn người trưởng thành, nên đắp chăn mỏng khi ngủ. Đắp chăn quá dày khiến trẻ bí hơi, gây khó chịu và toát mồ hôi.

Mồ hôi trộm bệnh lý

Nếu trẻ đổ mồ hôi trộm liên tục và nhiều thì cha mẹ cần lưu ý

Nếu quá trình tiết mồ hôi trộm diễn ra liên tục và nhiều thì có thể trẻ đang mắc phải 1 số bệnh lý nguy hiểm. Lưu ý những trường hợp trẻ ra nhiều mồ hôi khi đang bú hoặc sau khi ngủ dậy mặc dù thời tiết mát mẻ. Đồng thời có 1 số triệu chứng còi xương như đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng,… 

Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể bé bị cảm lạnh do lỗ chân lông mở rộng. Nếu không cung cấp cho cơ thể đủ lượng muối khoáng và nước mất đi trong quá trình ra mồ hôi, trẻ dễ mất sức và yếu dần đi. Một số căn bệnh nguy hiểm hơn như viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản…cũng có thể xảy đến. 

Với những trẻ nhỏ thiếu calci kèm theo biểu hiện chậm mọc răng, hay những bé mắc một số chứng bệnh về tim mạch bẩm sinh thì mồ hôi trộm bệnh lý sẽ diễn ra với mức độ nguy hại cao hơn. Các bậc cha mẹ nên lưu ý và tìm hướng khắc phục bệnh nhanh chóng cho con.

Điều trị bệnh mồ hôi trộm sao cho đúng?

Bổ sung đầy đủ vitamin D

Bổ sung vitamin D cho trẻ

Có thể mua ngoài những thực phẩm bổ sung vitamin hay 1 số loại thuốc vitamin tổng hợp. Cha mẹ nên nhờ chuyên gia dinh dưỡng cho lời khuyên. Hay đơn giản hơn là tận dụng ánh nắng mặt trời vào sáng sớm. Điều này giúp da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng nhẹ. Tuy nhiên lưu ý không cho mắt trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Dùng khăn lau

Khi bé đang tiết mồ hôi, nên dùng khăn mềm lau nhẹ. Điều này không chỉ giúp trẻ không bị cảm lạnh mà còn se nhỏ lỗ chân lông, tránh mồ hôi bị hấp thụ ngược lại trong cơ thể gây cảm lạnh

Lời kết

Bên cạnh đó, cha mẹ nên cung cấp cho con một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tránh tình trạng cho bé bỏ bữa hoặc ăn dồn vào buổi sau đó. Đặc biệt hơn cả, thường xuyên đưa bé đi khám định kỳ để có thể phòng ngừa bệnh kịp thời. Nếu có triệu chứng phát bệnh, ngay lập tức tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị. Yêu thương con bằng cách dành cho con một sức đề kháng tốt và khỏe mạnh bố mẹ nhé.

Còn thời gian các bạn nên xem thêm các bài viết khác của Kênh Sức Khỏe. Xin chào và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.

Topics #KenhSucKhoe #mohoi #mohoitrom