Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi tay chân là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, các bà mẹ vẫn luôn lo lắng không biết đó có phải là dấu hiệu cho thấy trẻ bị mắc một bệnh lý nào đó hay không. Trong bài viết này, Kênh Sức Khỏe sẽ đi làm sáng tỏ nguyên nhân gây nên mồ hôi chân tay ở trẻ. Và một số phương pháp điều trị giúp xóa tan nỗi lo của các bà mẹ bỉm sữa. 

Đổ mồ hôi tay chân ở trẻ là phổ biến

Đổ mồ hôi tay chân ở trẻ
Đổ mồ hôi tay chân ở trẻ

Đổ mồ hôi ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt là hiện tượng đổ mồ hôi trộm. 

Đổ mồ hôi trộm là gì?

Đó là hiện tượng trẻ ra nhiều mồ hôi vào ban đêm dù thời tiết không nóng, không mặc nhiều quần áo khi ngủ. Mồ hôi ra nhiều đến mức làm ướt quần áo, ga giường. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ và lâu dần sẽ đe dọa đến sức khỏe của trẻ. 

Nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi trộm?

Có hai nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi trộm ở trẻ 

  • Mồ hôi trộm sinh lý: Ở trẻ nhỏ, sự trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn người lớn. Vì thế, đổ mồ hôi nhiều là cách để cơ thể bé được tỏa nhiệt. Với lý do này, tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ là hết sức bình thường, không có gì đáng lo ngại.
  • Mồ hôi trộm bệnh lý: Tình trạng này hay gặp ở những trẻ bị còi xương. Dấu hiệu nhận biết là bé bị đổ mồ hôi nhiều nhưng không phải do tác động của thời tiết, môi trường, đặc biệt là đổ mồ hôi rất nhiều khi bú mẹ và sau khi ngủ. Ngoài ra, trẻ còn có biểu hiện ăn uống kém, đầu xương to, ngực nhô,… Những vị trí thường xuất hiện nhiều mồ hôi trộm là lưng, trán, nách, bàn tay, bàn chân của trẻ.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đổ mồ hôi tay chân

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đổ mồ hôi tay chân
Nguyên nhân trẻ sơ sinh đổ mồ hôi tay chân

Đổ mồ hôi là quá trình bình thường giúp trẻ điều tiết nhiệt độ cơ thể. Thường có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đổ mồ hôi. Có thể là do thời tiết quá nóng, do trẻ đang khóc, trẻ bị sốt. Nghiêm trọng hơn là việc trẻ bị thiếu chất hoặc trẻ đang mắc phải một số bệnh lý khác như: tăng tiết mồ hôi, chứng ngưng thở lúc ngủ, chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS, còi xương, tim mạch,…

Quá nóng

Đổ mồ hôi là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi trở nên quá nóng. Trẻ có thể đổ mồ hôi khắp cơ thể hoặc chỉ ở một số khu vực nhất định, chẳng hạn như đầu. Đôi khi, khu vực đổ mồ hôi nhiều nhất lại nóng nhất. Ví dụ, em bé có thể đổ mồ hôi trên đầu nếu đội mũ dưới ánh nắng mặt trời. Quá nóng ở trẻ sơ sinh có thể nguy hiểm vì trẻ sơ sinh có khả năng điều chỉnh thân nhiệt kém hơn so với người lớn. Ngoài ra, vì mồ hôi làm mát cơ thể, nó có thể khiến em bé quá lạnh. Vì vậy, điều quan trọng đối với cha mẹ và người chăm sóc là mặc cho trẻ sơ sinh nhiều lớp áo quần mát mẻ và cố gắng ngăn ngừa việc quá nóng ở trẻ.

Đang khóc

Khóc có thể khiến trẻ cảm thấy nóng nực, khiến trẻ đổ mồ hôi. Hiệu ứng này phổ biến hơn khi trẻ khóc rất mạnh hoặc trong một thời gian dài. Một số nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sơ sinh có thể đổ mồ hôi ở lòng bàn tay và bàn chân khi chúng khó chịu. Cha mẹ và người chăm sóc có thể nhận thấy hiện tượng đổ mồ hôi này ngay cả sau khi trẻ ngừng khóc.

Sốt

Sốt cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị đổ mồ hôi trộm
Sốt cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị đổ mồ hôi trộm

Thường thì khi bị sốt trẻ sẽ ra rất nhiều mồ hôi. Do sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị các vi khuẩn xâm nhập . Nó gây nên những biến đổi chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc cũng có thể gây nên nóng lạnh đột ngột. 

Trong trường hợp trẻ đang bị sốt và ra nhiều mồ hôi, bố mẹ nên lau khô mồ hôi cho trẻ. Và lưu ý, không nên đắp thêm chăn cho trẻ. Làm vậy sẽ khiến thân nhiệt của trẻ tăng lên. Bên cạnh đó, bố mẹ nên cho trẻ trong phòng thoáng mát, tránh gió lùa. Giữ nhiệt độ phòng dao động từ 25 – 27 độ C. Ngoài ra cần cho trẻ mặc đồ rộng rãi thấm hút mồ hôi để giúp trẻ luôn thoải mái.

Thiếu vitamin D

Ở trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh, khi xương đang phát triển mạnh, nếu bị thiếu vitamin D thì trẻ sẽ dễ bị đổ mồ hôi nhiều. Đặc biệt, một số trẻ sinh non, bị nhẹ cân, còi xương, mắc bệnh nhiễm khuẩn hoặc rối loạn tiêu hóa thì dễ bị thiếu vitamin D và đổ mồ hôi trộm hơn. 

Chứng tăng tiết mồ hôi

Hội chứng tăng tiết mồ hôi có thể gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện là bàn tay và bàn chân bị ra mồ hôi nhiều dù ở trong không gian mát mẻ, thoáng đãng.

Chứng ngưng thở lúc ngủ

Ngưng thở khi ngủ là khi một người ngừng thở trong khi ngủ. Nó phổ biến hơn ở trẻ sinh non và xảy ra khi trẻ ngừng thở hơn 20 giây. Biểu hiện là da bé tái nhợt, thở khò khè, cơ thể tiết nhiều mồ hôi. 

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS

Nếu bé ngủ trong không gian quá nóng bức, ngột ngạt, phòng ngủ quá bí thì trẻ có thể ngủ li bì, ra mồ hôi nhiều, có thể ngừng thở – hội chứng đột tử SIDS

Một số bệnh lý

Một loạt các tình trạng bệnh lý có thể khiến trẻ sơ sinh đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường như: 

  • Bệnh tim
  • Ung thư
  • Rối loạn hệ thống nội tiết
  • Rối loạn kiểm soát glucose, chẳng hạn như bệnh tiểu đường
  • Bệnh phổi
  • Nhiễm trùng
  • Bất thường bẩm sinh
  • Rối loạn di truyền

Phương pháp điều trị và biện pháp khắc phục

Biện pháp khắc phục mồ hôi tay chân ở trẻ sơ sinh
Biện pháp khắc phục mồ hôi tay chân ở trẻ sơ sinh

Tùy vào nguyên nhân đổ mồ hôi tay chân ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ và người chăm sóc có thể tìm phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, khi trẻ có vẻ nóng bất thường, cha mẹ và người chăm sóc có thể giúp đỡ bằng cách:

  • Cho trẻ bú mẹ hoặc cho trẻ bú bình để giúp ngăn ngừa mất nước
  • Cởi bỏ một lớp quần áo
  • Chuyển em bé đến một khu vực mát mẻ hơn, chẳng hạn như phòng điều hòa nhiệt độ
  • Chú ý đến các trường hợp trẻ đổ mồ hôi để cố gắng xác định các yếu tố gây bệnh, chẳng hạn như ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào nôi của chúng. 

Tuy nhiên, điều quan trọng là tránh làm bất cứ điều gì có thể khiến trẻ bị lạnh. Chẳng hạn như đặt trẻ trực tiếp trước máy điều hòa không khí.

Khi nào đến gặp bác sĩ? 

Cha mẹ hoặc người chăm sóc nên đưa trẻ đến cơ sở y tế trong các trường hợp:

  • Trẻ sơ sinh phát sốt
  • Trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt hoặc đau, không biến mất trong vòng một hoặc hai ngày
  • Trẻ đổ mồ hôi nhiều ngay cả trong nhiệt độ dễ chịu, với các triệu chứng kéo dài trong vài ngày
  • Trẻ thường xuyên bị ngưng thở khi ngủ
  • Trẻ giảm lượng nước tiểu, có thể là một dấu hiệu của tình trạng mất nước
  • Trẻ đổ mồ hôi khi cho ăn, có thể là dấu hiệu của bệnh tim

Đổ mồ hôi là bình thường ở mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đổ mồ hôi nhiều có nghĩa là em bé đang không thoải mái. Trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng nào đó. Vì vậy, cha mẹ và người chăm sóc nên thường xuyên quan sát các biểu hiện trên cơ thể của bé và tìm đến ngay cơ sở y tế nếu thấy bất kỳ hiện tượng bất thường nào ở trẻ. Thân gửi!