Mồ hôi trán thường xuyên túa ra, chảy xuống khắp mặt khiến bạn luôn cảm thấy xấu hổ, tự ti. Có khá nhiều lý do gây nên hiện tượng khó chịu này. Dưới đây là nguyên nhân chính mà bạn nên nắm được. Mời cá bạn cùng tham khảo:
Nội dung chính
Nguyên nhân nào gây ra mồ hôi trán?

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là chứng tăng tiết mồ hôi. Nó còn biết đến với cái tên chuyên ngành là Hyperhidrosis. Người bệnh bị đổ mồ hôi quá mức so với những người bình thường. Ngay cả khi không chịu tác động nhiệt từ môi trường hay hoạt động thể chất.
Mồ hôi trán chảy thành giọt khi bạn không hoạt động được gọi là chứng hyperhidrosis. Nếu bạn bị chứng hyperhidrosis, mồ hôi của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi mức độ lo lắng và căng thẳng nhưng thường nó không có nguyên nhân rõ ràng.
Có ba dạng hyperhidrosis được biết là gây ra mồ hôi trán là: hyperhidrosis khu trú nguyên phát, hyperhidrosis toàn thân thứ phát và hội chứng Frey (đổ mồ hôi trộm).
Chứng hyperhidrosis khu trú nguyên phát
Chứng hyperhidrosis khu trú nguyên phát ảnh hưởng đến các bộ phận cụ thể của cơ thể như: bàn tay, bàn chân, nách và mặt (trán, má, mũi, đầu). Các nhà nghiên cứu không chắc chắn chính xác lý do tại sao chứng hyperhidrosis nguyên phát xảy ra. Nhưng họ nghi ngờ rằng đó là do hệ thần kinh giao cảm hoạt động quá mức.
Hệ thống thần kinh giao cảm kích hoạt các tuyến mồ hôi khiến nó hoạt động quá mức. Chứng Hyperhidrosis được nghi ngờ là có phần di truyền. Vì thế, nó phát triển lúc ấu thơ hoặc tuổi thiếu niên. Nếu bạn mắc chứng hyperhidrosis nguyên phát, bạn cũng có thể có những người thân mắc bệnh tương tự.
Hyperhidrosis toàn thân thứ phát
Nguyên nhân cũng có thể do một loại chứng hyperhidrosis khác được gọi là hyperhidrosis toàn thân thứ phát. Biểu hiện của nó là mồ hôi ở trán và trên các bộ phận khác của cơ thể cùng lúc. Chứng hyperhidrosis thứ phát thường bắt đầu đột ngột ở tuổi trưởng thành.
Có một số các bệnh và tình trạng gây ra chứng hyperhidrosis thứ phát, từ lành tính đến nghiêm trọng hơn. Ngoài ra còn có nhiều loại thuốc cũng có thể gây ra hyperhidrosis thứ phát như một tác dụng phụ.
Mồ hôi trán do Hội chứng Frey (Đổ mồ hôi trộm)

Không giống như hyperhidrosis khu trú nguyên phát và hyperhidrosis toàn thân thứ phát, mồ hôi trán do hội chứng Fray (đổ mồ hôi trộm) là hiện tượng khá phổ biến. Dây thần kinh kích thích tuyến mồ hôi trán nằm gần hai bên mặt. Nó thể bị ảnh hưởng do chấn thương ở những vùng gần đó, như tuyến mang tai chẳng hạn.
Sau một chấn thương, những dây thần kinh này sẽ cố gắng mọc lại ở vị trí thích hợp và các tín hiệu giao tiếp bị ảnh hưởng. Khi cơ thể phản ứng không thích hợp với các kích thích sau khi chấn thương hoặc bệnh tật làm tổn thương các dây thần kinh. Việc đổ mồ hôi trộm không chắc là nguyên nhân khiến bạn đổ mồ hôi, nhưng bạn nên đến bác sĩ kiểm tra và tìm ra nguyên nhân.
Bất kể loại hyperhidrosis nào đang khiến bạn phải vật lộn với chứng mồ hôi, hãy nhớ rằng bạn không đơn độc! Chúng tôi ở đây vì bạn. Có những cách hiệu quả để giảm và ngăn tiết mồ hôi trán để nó không ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Bài viết bạn quan tâm: 9 CÁCH TRỊ MỒ HÔI TRÁN
Làm thế nào để ngăn đổ mồ hôi trán?

Có một số biện pháp điều trị tại nhà có thể giúp giảm các triệu chứng của tình trạng mồ hôi này. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn ở ngay phần sau đây:
Các mẹo phổ biến:
- Tránh thời tiết nóng bức, có nhiều nắng
- Mặc quần áo rộng, mỏng hoặc nhẹ. Nên mặc quần áo màu sáng hơn, chẳng hạn như màu trắng, thay vì quần áo sẫm màu để dễ thấm mồ hôi. Nên mặc quần áo làm từ sợi tự nhiên thay vì sợi tổng hợp.
- Để khăn tắm hoặc vải làm bằng vật liệu hút ẩm hoặc thấm nước ở gần để thoa lên trán, mặt hoặc đầu.
- Sử dụng chất chống mồ hôi thay vì chất khử mùi
- Đeo băng chặn mồ hôi trán
- Mang theo quạt cá nhân để làm mát trán
- Sử dụng bột đắp trán không mùi
- Uống nhiều nước
- Không để tóc mái
Nếu các biện pháp trên không làm giảm các triệu chứng đổ mồ hôi trán, bạn có thể sử dụng:
Các phương pháp điều trị khác:

- Tiêm botox (độc tố botulinum): tác dụng thường kéo dài 2–6 tháng.
- Chất chống mồ hôi theo toa: Chẳng hạn như chất chống mồ hôi có chứa nhôm clorua, ngăn chặn các tuyến mồ hôi.
- Thuốc chẹn beta và thuốc benzodiazepine: ngăn chặn các triệu chứng thể chất của sự lo lắng và bối rối.
- Thuốc kháng cholinergic và thuốc chống nhiễm trùng ngăn chặn acetylcholine: Đây là một chất hóa học trong hệ thần kinh giúp kích hoạt các tuyến mồ hôi.
- Phẫu thuật: Trong một số trường nghiêm trọng khi các phương pháp trên không đạt được yêu cầu thì bác sĩ có thể chỉ định bạn phẫu thuật.
- Iontophoresis: Đây là một thủ thuật mà bác sĩ điều trị vùng bị ảnh hưởng bằng cách cho dòng điện yếu đi qua nước hoặc miếng đệm ẩm. Quá trình này sẽ tác động đến dây thần kinh giao cảm. Ngăn nó không “phát tín hiệu” cho tuyến mồ hôi ở trán. Nhờ đó, mồ hôi sẽ tiết ra ít hơn. Các chuyên gia đầu ngành đánh giá rất cao phương pháp này bởi nó chỉ tác động nhẹ lên da, làm co các tuyến mồ hôi chứ không bịt kín hoàn toàn, mồ hôi vẫn sẽ tiết ra như người bình thường.
Tóm lại, đổ mồ hôi trán là vấn đề bình thường. Tuy nhiên, mồ hôi quá nhiều có thể gây khó chịu và khiến bạn gặp khó khăn trong công việc. Các biện pháp can thiệp tại nhà và điều trị thường có thể giúp mọi người kiểm soát hoặc giảm các triệu chứng của bệnh hyperhidrosis. Kênh Sức Khỏe chúc các bạn thành công!
Topics #mồ hôi trán