Đổ mồ hôi kèm theo toát lạnh là một vấn đề thực sự nhiều người gặp phải. Trong khi đổ mồ hôi là một phản ứng làm mát bình thường của cơ thể, đổ mồ hôi lạnh thường là do sự sợ hãi hoặc căng thẳng đột ngột. Mặc dù bản thân đổ mồ hôi lạnh thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng chúng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Cùng Kênh Sức Khỏe tìm hiểu những nguyên nhân gây ra chứng đổ mồ hôi lạnh trong bài viết này nhé.

Những người bị đổ mồ hôi lạnh thường có làn da nổi váng và cảm thấy lạnh. Họ cũng có thể có vẻ ngoài nhợt nhạt bất thường. Họ có thể bị đổ mồ hôi bàn tay, mồ hôi nách, thậm chí là đổ mồ hôi toàn thân.

Nguyên nhân nào gây ra đổ mồ hôi lạnh?

Nguyên nhân nào gây ra đổ mồ hôi lạnh?
Nguyên nhân nào gây ra đổ mồ hôi lạnh?

Thuật ngữ y học cho việc đổ mồ hôi nhiều, đột ngột là diaphoresis. Loại mồ hôi này không phải do thời tiết hoặc vận động. Trong điều kiện bình thường, cơ thể tiết ra mồ hôi để hạ nhiệt độ cơ thể. Đây hường là phản ứng với các yếu tố môi trường như nhiệt độ hoặc khi tập thể dục. Nhưng khi đổ mồ hôi lạnh, các tuyến mồ hôi của bạn đang được kích hoạt bất thường. Bạn có thể dễ bị đổ mồ hôi lạnh khi đang lo lắng, sợ hãi, hoặc trước một sự kiện quan trọng nào đó.

8 nguyên nhân hàng đầu gây ra đổ mồ hôi lạnh

Tùy thuộc vào sinh lý và phản ứng trước căng thẳng của từng người, mồ hôi lạnh có thể được kích hoạt bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Danh sách sau đây là đại diện cho một số nguyên nhân phổ biến nhất.

  1. Lo lắng

Lo lắng
Lo lắng

Sự hồi hộp, lo lắng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra đổ mồ hôi lạnh. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy gặp bác sĩ để điều trị nguyên nhân gốc rễ. Chứng bệnh này liên quan đến lo lắng thường là kết quả của sự căng thẳng của cơ thể. Điều này khiến oxy không đến được não và các cơ quan quan trọng khác. Loại rối loạn lo âu có thể gây ra những nguy hiểm về sức khỏe lâu dài và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy hãy chắc chắn bạn sẽ trao đổi điều này với với bác sĩ.

  1. Hạ đường huyết

Khi lượng đường trong máu trong giảm xuống dưới mức bình thường sẽ gây ra mồ hôi lạnh. Đây là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác. Đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu giảm đột ngột, não sẽ coi đây là sự sụt giảm oxy nguy hiểm. Từ đó gây ra phản ứng đổ mồ hôi lạnh. Uống nước ép trái cây hoặc ăn thứ gì đó có một lượng nhỏ giúp lượng đường trong máu trở lại mức bình thường.

  1. Đau tim

Đôi khi những người bị đau tim cũng thường bị đổ mồ hôi lạnh. Họ cũng thường bị đau ngực, áp lực dữ dội ở ngực hoặc phần trên cơ thể, khó thở và da sần sùi như sáp. Nếu bạn thấy mình hoặc bất kỳ ai khác gặp phải triệu chứng này, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.

  1. Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố

Mức độ hormone có thể dao động, đặc biệt là đối với những người trong thời kỳ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh. Tình trạng này có thể dẫn đến bốc hỏa, đổ mồ hôi lạnh, thậm chí đổ mồ hôi ban đêm. Điều tương tự cũng xảy ra trong thời kỳ mang thai và trong tuổi dậy thì. Đối với cả bé trai và bé gái. Ngoài ra, rối loạn tuyến giáp cũng có thể dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố. Cùng với những cơn bốc hỏa đột ngột, không kiểm soát, đổ mồ hôi lạnh là một trong những dấu hiệu báo trước của thời kỳ mãn kinh.

  1. Đau hoặc Sốc

Khi bị đau dữ dội do tai nạn hoặc chấn thương, đổ mồ hôi lạnh là triệu chứng khá phổ biến. Nếu đổ mồ hôi nhiều kèm theo huyết áp thấp và nhịp tim cao, cơ thể có thể đang bị sốc. Bạn nên đi khám ngay lập tức. Khi bị sốc, lượng máu đến các cơ quan quan trọng đang ở mức thấp một cách nguy hiểm.

  1. Nhiễm trùng

Đôi khi, nếu cơ thể bạn đang bị nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh nặng như bệnh lao hoặc HIV.  Đổ mồ hôi, da nổi váng có thể là dấu hiệu của việc cơ thể bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng thường đẩy hệ thống miễn dịch vào trạng thái cảnh giác cao độ. Điều này dẫn đến đổ mồ hôi lạnh. Bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào làm bùng phát cơn sốt đều có thể gây nóng bừng mặt và đổ mồ hôi. Nhưng bệnh lao là bệnh nhiễm trùng thường liên quan đến đổ mồ hôi vào ban đêm. Ngoài ra, nhiễm trùng huyết, loại nhiễm trùng nặng nhất, thường có thể dẫn đến sốc, thường đi kèm với trường hợp đổ mồ hôi lạnh.

  1. Rượu hoặc chất kích thích

Rượu hoặc chất kích thích
Rượu hoặc chất kích thích

Khi ngừng sử dụng rượu hoặc chất kích thích, thường có những tác dụng phụ kèm theo. Theo một số ước tính, một tác dụng phụ thường gặp là đổ mồ hôi lạnh đột ngột. Những triệu chứng này có thể xuất hiện nhanh, từ 4 đến 12 giờ sau khi sử dụng. Phản ứng của cơ thể đối với việc này là gây ra các triệu chứng giống như đổ mồ hôi quá nhiều, lú lẫn, mất ngủ, buồn nôn, đau nhức cơ thể, tim đập nhanh,…

  1. Tác dụng phụ của thuốc

Một loạt các loại thuốc, bao gồm liệu pháp thay thế hormone, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau mạnh,… đôi khi có thể gây ra đổ mồ hôi lạnh. Một số loại bạn có thể quen thuộc bao gồm albuterol, hydrocodone, insulin và thậm chí là naproxen natri. Nếu nghi ngờ đổ mồ hôi lạnh có liên quan đến thuốc bạn đang dùng, hãy hệ với bác sĩ để xét nghiệm máu xem liệu bạn có thể điều chỉnh liều lượng của mình hay không.

Phân biệt Mồ hôi lạnh – Mồ hôi ban đêm

Thuật ngữ đổ mồ hôi ban đêm đề cập đến một tình trạng còn được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi khi ngủ. Nó có thể khiến người bạn và khăn trải giường ướt đẫm. Nhưng nó không liên quan đến nhiệt độ cơ thể của bạn nóng lên khi ngủ. Đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy nếu mồ hôi làm phiền giấc ngủ của bạn, nên liên hệ với bác sĩ để thảo luận.

Ví dụ, chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra mồ hôi lạnh vào ban đêm. Trên thực tế, những người này có nguy cơ đổ mồ hôi lạnh khi ngủ cao gấp 3 lần so với người thường. Ngoài ra, một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư hạch và bệnh bạch cầu cũng gây đổ mồ hôi hàng đêm.

Đổ mồ hôi ban đêm thường dẫn đến một lớp mồ hôi trên toàn bộ cơ thể của bạn. Trong khi mồ hôi lạnh thường tập trung ở từng bộ phận – như ở lòng bàn tay, nách và bàn chân,…

Lời kết

Thực tế, không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho chứng bệnh này. Khi nói đến việc giảm mồ hôi lạnh, tốt nhất bạn nên hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ của nó. Ví dụ, bạn nên lựa chọn yoga, thiền giúp giảm căng thẳng. Mục tiêu chung là đảm bảo cung cấp nhiều oxy cho não. Cả thiền và yoga đều hỗ trợ bằng cách buộc bạn tập trung vào hơi thở. Tập thể dục đều đặn hàng ngày và duy trì cân nặng hợp lý cũng tốt cho cơ thể. Nhớ đảm bảo bạn uống đủ nước.

Trong khi tìm ra nguyên nhân, bạn có thể làm một số việc đơn giản. Giữ da sạch và khô, tắm thường xuyên và thậm chí điều chỉnh chế độ ăn uống. Một số thực phẩm và đồ uống, chẳng hạn như caffeine, có thể khiến mọi người đổ mồ hôi nhiều hơn. Giảm thiểu hoặc loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống có thể hữu ích. Nên tránh rượu, caffeine, thức ăn cay nếu bạn thấy mồ hôi ra nhiều sau khi ăn,… Kênh Sức Khỏe chúc bạn cải thiện được tình trạng đổ mồ hôi của mình. Trân trọng!