Bài tiết mồ hôi là hoạt động sinh lý tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, khi lượng mồ hôi ra nhiều quá mức lại là biểu hiện bệnh lý nguy hiểm. Hiện nay một số thuốc đã được chỉ định để điều trị tình trạng này. Nhưng uống thuốc có trị dứt điểm được mồ hôi không? Cùng tìm hiểu các thuốc uống trị ra mồ hôi nhiều phổ biến ngay trong bài viết sau đây nhé.

Thuốc uống trị mồ hôi

Có một số loại thuốc có thể được sử dụng để kiểm soát mồ hôi

Có một số loại thuốc theo toa có thể được sử dụng để kiểm soát một số loại đổ mồ hôi quá nhiều. Các loại thuốc này hoạt động theo những cách thức khác nhau nhưng đều có điểm chung là hạn chế tiết mồ hôi một cách có hệ thống ( hạn chế đổ mồ hôi trong toàn bộ cơ thể). Chúng ngăn chặn sự kích thích của các tuyến mồ hôi và do đó, làm giảm lượng mồ hôi tổng thể. 

Thuốc uống trị mồ hôi phù hợp nhất cho những bệnh nhân đã sử dụng các phương pháp khác như dùng chất chống mồ hôi, tiêm Botox,… nhưng không thành công.

Trị mồ hôi bằng thuốc kháng cholinergic

Thuốc kháng cholinergic

Các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để kiểm soát mồ hôi quá nhiều là  thuốc kháng cholinergic. Chúng bao gồm các loại thuốc như: glycopyrrolate, oxybutynin, benztropine, propantheline và những loại khác. Nhiều bệnh nhân bị tăng tiết mồ hôi đã chữa trị thành công với phương pháp này.

Tuy nhiên, thuốc kháng cholinergic chưa được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng đặc biệt cho chứng tăng tiết mồ hôi. Mặt khác, sự chấp thuận của FDA chỉ dựa trên các nghiên cứu liên quan đến các tình trạng y tế khác.

Do đó, việc sử dụng chúng để chữa trị mồ hôi là cách làm không chính thức. Nhiều nghiên cứu gần đây đã báo cáo mối liên hệ giữa chứng sa sút trí tuệ, hoặc teo não và việc sử dụng kháng cholinergic. Điều này thường xảy ra ở người lớn tuổi với việc dùng thuốc lâu dài. 

Thuốc kháng cholinergic, nên dùng hay không?

Một số tác dụng phụ của thuốc kháng cholinergic

Tổng kết lại, thuốc kháng cholinergic không ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống). Thay vào đó, chúng hoạt động bên ngoài bằng cách ngăn chặn chất truyền tin hóa học acetylcholine khi nó di chuyển đến các thụ thể trên tuyến mồ hôi chịu trách nhiệm kích hoạt tiết mồ hôi.

Tuy nhiên, các thụ thể tương tự nằm ở nhiều vùng trên cơ thể. Vì vậy có thể có các tác dụng phụ xảy ra như: khô miệng, táo bón, suy giảm vị giác, mờ mắt, bí tiểu và tim đập nhanh. Những tác dụng phụ này thường có thể được giảm thiểu bằng cách điều chỉnh liều lượng của từng người. 

Lưu ý khi dùng Thuốc kháng cholinergic

Một số tác dụng phụ của thuốc kháng cholinergic

Thuốc kháng cholinergic hoạt động toàn thân và không thể nhắm mục tiêu cụ thể vào bất kỳ vùng nào. Chúng làm giảm tiết mồ hôi trên toàn bộ cơ thể, ngay cả những vị trí không bị đổ mồ hôi. Sự giảm tiết mồ hôi ở toàn bộ cơ thể này có thể khiến cơ thể bạn bị tăng nhiệt. Do đó, những người tham gia thể thao, những người làm việc ngoài trời phải hết sức thận trọng khi sử dụng phương pháp điều trị này.

Thuốc chẹn beta và Benzodiazepine trị mồ hôi

Trị mồ hôi bằng thuốc chẹn beta (propranolol) và benzodiazepine

Có những loại thuốc uống khác ngoài thuốc kháng cholinergic cũng thành công trong việc điều trị mồ hôi. Cụ thể là thuốc chẹn beta (propranolol) và benzodiazepine. Những loại thuốc này tác động lên hệ thần kinh trung ương và dùng tốt cho người bị tăng tiết mồ hôi. Nhiều người sử dụng loại thuốc này để giảm lo lắng, chẳng hạn như trước khi phỏng vấn hoặc xin việc.

Vì các tác dụng phụ của thuốc nên người dùng nên hạn chế sử dụng chúng lâu dài. Thuốc benzodiazepine có thể gây ra nghiện. Nhiều bệnh nhân cũng không thể chịu được tác dụng an thần do cả hai liệu pháp này gây ra.

Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ

Tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc trị mồ hôi

Bạn đã tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng đổ mồ hôi (Theo wikipedia) quá nhiều của mình chưa? Nếu chưa, bây giờ chính là lúc! Hãy tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị mồ hôi ngoài thuốc như tiêm botox, điện di ion,… Qua bài viết này, Kênh Sức Khỏe tin bạn đã có câu trả lời cho việc uống thuốc có trị được mồ hôi không.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận phía dưới đây nhé. Kênh sức khỏe chúc bạn sớm có một phương pháp phù hợp nhất đối với bản thân. Còn bây giờ, xin chào và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

Các phương pháp trị mồ hôi khác:

TIÊM BOTOX CHỮA MỒ HÔI

CẮT HẠCH GIAO CẢM

MÁY ĐIỀU TRỊ MỒ HÔI LIPLOP

Topics #KenhSucKhoe #mohoi #thuoc